Linh An: “Broadway Jazz cho tôi được sống thật là mình!”
- Người viết: Nguyễn Trọng Huỳnh
Một cô giáo trẻ Linh An nghiêm túc, tỉ mỉ sửa dáng cho học viên trên sàn tập, hay nàng nghệ sĩ thăng hoa với 1001 sắc thái, biểu cảm trong những đoạn phim ngắn ấn tượng trên mạng, Linh An khiến tôi tò mò hơn khi biết cô là một trong những người trẻ không giấu diếm tham vọng truyền bá và lan toả một bộ môn “kén chọn”. Gặp gỡ và ngắm nhìn cô qua góc ngắm máy ảnh, tôi đã lầm tưởng mình đang được xem những màn biểu diễn tràn ngập tinh thần tự do và ngẫu hứng, sàn tập hay góc phố bỗng trở thành những bối cảnh tuyệt đẹp trong những thước phim ca nhạc.
PROFILE: Linh An
- Vũ công/ Biên đạo múa phong cách Theatre/Broadway Jazz.
- Giáo viên bộ môn nhảy Theatre/Broadway Jazz tại Kinergie studio, học viện âm nhạc Young hit Young beat.
- Co-founder của diễn đàn Theatre Dance Vietnam.
Khoác Măng tô, Dáng dài ngang gối 20ACOE001N - MUA NGAY
Quần shorts, 20AQSE020D- MUA NGAY
1. Xin chào Linh An - một cô gái trẻ gắn tên mình với bộ môn nhảy múa khá mới mẻ tại Việt Nam mang tên Broadway Theatre Jazz. Cái duyên đến với bộ môn này hẳn không hề “tình cờ và bất ngờ”, vì gốc gác của bộ môn này là sân khấu kịch Broadway kinh điển và nổi tiếng cách ta nửa vòng trái đất?
Linh An: Tôi yêu thích nghệ thuật, ca hát, nhảy múa từ bé nhưng phải đến khi có cơ hội đi học tại London, tôi mới được “chạm” vào giấc mơ biểu diễn khi chọn múa là một môn học mình theo đuổi. May mắn được trường tạo cơ hội tham gia biểu diễn cho dự án Swanning Around 2010 của đoàn múa Quốc gia Anh tại London và World Expo 2010 tại Thượng Hải, từ đó tôi ngày càng “đắm mình” vào nhảy múa.
Còn để nói về từ khi nào tôi “cảm” Broadway/Theatre Jazz, tôi may mắn được tiếp cận với bộ môn này trong một chuyến thăm gia đình tại New York cách đây 4 năm, và đây là thời điểm tôi được trực tiếp chiêm ngưỡng nhạc kịch Broadway. Khi xem vở Chicago, tôi đã rất ấn tượng bởi đội ngũ diễn viên (ensemble) có khả năng thực hiện cả 3 kỹ năng - diễn xuất, ca hát, vũ đạo rất thuần thục; tôi thường bị đắm chìm vào những màn vũ đạo hơn cả, và nảy lên câu hỏi: “phong cách vũ đạo trong nhạc kịch classic rất khác; có kỹ thuật ballet, nhưng lại được phá cách và kết hợp với những bước jazz truyền thống. Vậy phong cách này là gì?” Khát khao muốn khám phá, tôi đã tìm đến các trung tâm đào tạo nhảy múa tại New York và được lần đầu “khai sáng” về bộ môn nhảy mang tên “Theatre Jazz Dance” (vũ đạo Jazz mang phong cách nhà hát nhạc kịch).
Sau khi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, tôi đã quyết định quay lại New York để tham gia khóa huấn luyện vũ đạo Theatre dance tại Broadway Dance Center. Tôi đã có duyên được theo học những người thầy tuyệt vời - những nghệ sĩ của sân khấu Broadway như: Chet Walker, Al Blackstone, Karla Puno Garcia, Michael Mindlin, James Kinney… đã truyền cảm hứng cho tôi đi tiếp với bộ môn này cho đến nay…
Sơ mi tay dài, Dáng sơ vin 20ASME205N - MUA NGAY
Chân váy ngang gối, Dáng ôm 20ACVE112D - MUA NGAY
2. Thoạt nghe thì bộ môn này rất gây tò mò, nghe khá “hàn lâm” và được ghi dấu tên tuổi với những vở nhạc kịch, bộ phim ca nhạc nổi tiếng thế giới. Dancer hay những người biểu diễn bộ môn này chắc hẳn có cảm giác mình đang hoá thân vào một ngôi sao, hay diễn viên trong một vở nhạc kịch? Linh An có thể chia sẻ cảm nhận cá nhân của mình không?
Linh An: Đúng là nhiều người cũng chia sẻ với tôi như vậy. Bản thân tôi thấy nhạc kịch bị lầm tưởng là một bộ môn nghệ thuật “hàn lâm”, đặc biệt là với khán giả Việt Nam vì hai lí do.
Thứ nhất, bản chất của nhạc kịch là giao điểm của nghệ thuật hàn lâm và nghệ thuật đại chúng; nhạc kịch là loại hình kịch được kết hợp thêm hát và vũ đạo trong quá trình diễn, thường sẽ sinh động hơn các vở kịch thuần tuý là kịch. Nhạc kịch phần lớn có lời thoại, nội dung rất rõ ràng và dễ hiểu đủ để mọi đối tượng khán giả đều cảm thụ được, như những vở: The Lion King, Chicago, Wicked, v.v.
Thứ hai, do nhạc kịch là một nét văn hoá đặc trưng của phương Tây, và hầu hết các vở nhạc kịch kinh điển đều sử dụng ngôn ngữ Anh; rào cản ngôn ngữ và văn hoá có thể khiến khán giả Việt gặp chút khó khăn để tiếp cận loại hình nghệ thuật này. Tôi nghĩ nếu có nhiều vở nhạc kịch bằng tiếng Việt, khán giả sẽ thấy nhạc kịch thực ra hết sức gần gũi!
Vũ đạo theatre jazz thường mang màu sắc vui nhộn vì tính chất âm nhạc của dòng Jazz; vậy nên tôi luôn cảm thấy yêu đời, tiếp thêm năng lượng tích cực trong các buổi tập và trình diễn. Bên cạnh đó, yếu tố then chốt của theatre jazz là “tính kể chuyện”, sẽ luôn có một câu chuyện đằng sau từng động tác, ánh mắt, và hơi thở khi dàn dựng theatre jazz. Jazz giúp tôi được nói lên những tâm tư, cảm xúc thật, cá tính thật của bản thân mà không cần đến lời nói.
Áo vest trong bộ Vest-Quần, 20AQAE021B - MUA NGAY
Quần trong bộ Vest-Quần, 20AQQE021B - MUA NGAY
3. Dòng nhạc Jazz vốn “mang tiếng” là kén khán giả, bộ môn nhảy Broadway jazz có “kén” người muốn tham gia hay không?
Linh An: Với tôi, âm nhạc có ảnh hưởng rất lớn tới vũ đạo; quả là khi âm nhạc hơi “kén” thì vũ đạo cũng sẽ “kén” theo. Dù không thịnh hành như Pop, Hiphop… nhưng hiện nay, nhạc Jazz được nhiều người (đặc biệt là giới trẻ) thưởng thức hoặc biết đến hơn xưa. Nếu cộng đồng Hiphop tại Việt Nam vốn đã được xây dựng từ đầu những năm 90 để có ngày hôm nay, thì tôi nghĩ vũ đạo phong cách Jazz cũng cần thời gian để tiếp cận và “cảm hoá” giới trẻ.
Vì đam mê, tôi muốn chính mình thử sức với khát vọng “cảm hoá” ấy, nên tôi và anh bạn Johnson Brock đã quyết định lập một diễn đàn về Theatre Jazz mang tên Theatre Dance Vietnam (TDV), và tổ chức chuỗi workshop chuyên về dòng nhảy này tại Hà Nội vào mùa hè 2019, để hiểu hơn về độ “kén” của dòng này tại Việt Nam. Chuỗi workshop đã thu hút được hơn 100 học viên trong 6 buổi giảng dạy, các bạn cũng đã đăng ký tham gia biểu diễn cho show vũ đạo của TDV với tinh thần hưởng ứng rất nồng nhiệt. Một điều cực kì khích lệ rằng, học sinh của tôi chia sẻ ban đầu họ tham gia bộ môn vì tò mò, nhưng càng về sau càng bị cuốn. Hoà mình vào những vũ điệu ngẫu hứng, vui tươi khiến họ khoẻ mạnh như đang tham gia một môn thể thao nhưng lại được thăng hoa như một nghệ sĩ biểu diễn. Họ hiểu hơn về cơ thể mình, sửa dáng đi, và hơn hết là nhận về những cảm xúc tích cực, năng lượng tràn trề sau buổi học.
Sau quá trình đi học về Theatre Jazz và tổ chức dự án workshop của TDV, tôi đã quyết định quay về Hà Nội để tiếp tục chia sẻ, mở rộng cộng đồng Theatre Dance tại Việt Nam qua hình thức mở lớp đào tạo, biểu diễn & dàn dựng những tiết mục, chương trình theo phong cách vũ đạo này; đây cũng chính là sứ mệnh của TDV.
Áo vest trong bộ Vest-Quần, 20AQAE021B - MUA NGAY
Quần trong bộ Vest-Quần, 20AQQE021B - MUA NGAY
4. Với tư cách là một người đang truyền bá bộ môn này, Linh An đã trải nghiệm những khó khăn và thuận lợi gì?
Linh An: Công việc nào cũng có những thuận lời và khó khăn nhất định; với tôi, thuận lợi ở thời điểm hiện tại là lĩnh vực của mình còn khá mới ở Việt Nam, còn nhiều đất để phát triển và cung cấp cho thị trường nghệ thuật.
Về sự khó khăn, tôi nghĩ là câu hỏi: liệu tôi có kiên trì đủ để theo nghề đến cùng, cũng như đầu tư thời gian để góp phần gây dựng cộng đồng hay không? Câu hỏi này tôi cứ để đó để phấn đấu dần thôi, ở thời điểm hiện tại, tôi cứ làm việc hết mình với đam mê đã. Và biết đâu sau bài phỏng vấn này, bộ môn này lại được đón nhận hơn nữa thì sao nhỉ?
Áo khoác kiểu, 20AJKE017D - MUA NGAY
Chân váy Mini, Dáng A 20ACVE100X - MUA NGAY
5. Được biết Linh An vừa tham gia tổ chức Dancing through- virtual show trình diễn vũ đạo Broadway xuyên biên giới để “kể” câu chuyện về hành trình của vũ đạo Broadway qua một thế kỉ. Tôi may mắn đã được xem thì thấy rất ấn tượng, mãn nhãn, và không hề “khó hiểu” như tưởng tượng.
Linh An: TDV đã ấp ủ dàn dựng một show trình diễn vũ đạo Jazz từ đầu năm 2020; với sứ mệnh là “mở rộng cộng đồng Theatre Jazz ở Việt Nam” và giúp cộng đồng ở Việt Nam hiểu hơn về bộ môn này, đặc biệt là lịch sử của nó, chúng tôi đã lên ý tưởng làm một show diễn về hành trình phát triển của vũ đạo Broadway từ những năm tháng đầu tiên đến thời điểm hiện tại.
Vì đại dịch Covid-19, chúng tôi đã phải hoãn lại kế hoạch triển khai show diễn tại Mỹ. Nghệ thuật là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất, đặc biệt đối với cái nôi của nghệ thuật sân khấu như Broadway, New York. Hơn 40 nhà hát Broadway (chưa kể các nhà hát nhỏ off-Broadway) bắt buộc phải đóng cửa trong 1 năm tới; hàng ngàn diễn viên, nghệ sĩ phải tạm xa cách ngôi nhà thứ hai của mình. Nên ngay khi đại dịch được kiểm soát, tôi và Johnson quyết định kết hợp với nhà hát the Tank và đạo diễn Elizabeth Troxler để tiến hành show diễn (dưới sự giám sát của nhà hát the Tank, toàn bộ ekip đã tuân thủ nguyên tắc phòng, chống dịch tại New York) và lan toả trên nền tảng số, mong muốn được tiếp tục truyền lửa, tạo sân chơi cho công đồng diễn viên/vũ công nhạc kịch tại New York, đồng thời vẫn giữ được mục tiêu ban đầu là đưa bộ môn này đến gần hơn với khán giản Việt Nam.
Mỗi tiết mục của show diễn được dàn dựng theo phong cách vũ đạo Broadway đặc trưng của từng thập niên (từ 1920-2020), với “người dẫn chuyện” là chiếc mũ bowler đen - hình tượng & đạo cụ không thể thiếu của Broadway/Theatre Dance. Show diễn có sự góp mặt của 11 biên đạo và hơn 70 vũ công chuyên nghiệp của sân khấu nhạc kịch Broadway và Việt Nam.
Áo khoác kiểu, 20AJKE017D - MUA NGAY
Chân váy Mini, Dáng A 20ACVE100X - MUA NGAY
6. Ngoài những màn vũ đạo đẹp mắt, thì tôi rất ấn tượng với thời trang của bộ môn này và cách các diễn viên, vũ công phục sức. Là một nghệ sĩ, chắc hẳn Linh An cũng rất quan tâm đến thời trang, phong cách của bạn như thế nào nhỉ?
Linh An: Như tôi có nói về chiếc mũ bowler hat (mũ quả dưa) là hình tượng của Broadway/Theatre Jazz, đây là đạo cụ được “tiên phong” bởi biên đạo/đạo diễn gạo cội Bob Fosse, chắc hẳn các bạn cũng đã nghe tới bộ phim/vở nhạc kịch đình đám “Chicago”? Fosse là người đã tạo nên phong cách thời trang đặc trưng cho Theatre Jazz áo leotard đen, quần jazz đen hoặc tất, giày jazz chuyên dụng, gậy, găng tay trắng, và không thể thiếu là chiếc mũ bowler.
Ngoài phong cách trên, tôi cũng rất thích các bộ suits hoặc outfits của thập niên 50, đặc biệt là từ những bộ phim nhạc kịch của hãng MGM: Singin’ in the rain, Guys and Dolls, the Band Wagon, v.v. Với chiếc mũ bowler, pork pie, hoặc fedora hoài cổ, tôi thoải mái kết hợp với những chiếc chân váy, quần short, bộ suit, trench coat hay một bộ váy, áo thanh lịch được mix & match một cách “trendy” và hiện đại. Thanh lịch, năng động, tính ứng dụng cao và thể hiện được cá tính là tiêu chí thời trang cuốn hút tôi.
Blazer, 20ABLE004K - MUA NGAY
Quần shorts, 20AQSE027K - MUA NGAY
7. Linh An chia sẻ về những công việc của mình hiện tại, trong tương lai bạn ấp ủ những dự định gì với Theatre Jazz Broadway?
Linh An: Hiện tại, Linh An tập trung nhiều vào công việc giảng dạy, biểu diễn và hợp tác dàn dựng (biên đạo) theo phong cách Theatre Jazz, cho các vở kịch, nhạc kịch tại các nhà hát tại Hà Nội. Về các dự định trong tương lai, Linh An xin phép được “ấp ủ” tiếp nhé. Tôi rất thích một câu và cũng chọn câu này làm slogan cho diễn đàn Theatre Dance Vietnam của mình, đó là: “Theatre is life on stage, Jazz is a lifestyle”. Dịch nôm na là; nếu cuộc sống hiện diện và thăng hoa trên sân khấu nhà hát trong những khoảnh khắc, thì Jazz là cả 1 lối sống, 1 chặng đường dài”. Tôi chỉ mong mình trở thành một người đi đường bền bỉ trên con đường ấy, để mỗi góc phố hay sàn tập đều trở thành một sân khấu nhỏ, dành cho tôi thăng hoa với đam mê của riêng mình.
Blazer, 20ABLE004K - MUA NGAY
Quần shorts, 20AQSE027K - MUA NGAY
Xin cảm ơn Linh An!